1. KNX được công nhận trên toàn cầu bởi các tổ chức tiêu chuẩn CEN (EU), CENELEC (EU), ISO/IEC (International), GB/T (China), ANSI/ASHRAE (US). Mới đây nhất, năm 2017, có thêm Australia và New Zealand công nhận KNX là tiêu chuẩn của hai quốc gia này.
2. Dây bus truyền tín hiệu KNX Twisted Pair (TP) có nghĩa là cáp đôi vặn xoắn, ngoài ra còn có hình thức truyền dẫn PL110 và IP.
3. Dây cáp KNX TP có hai loại:
Loại YCYM 2x2x0.8: sử dụng được trong môi trường khô, ẩm hoặc ướt. Test voltage là 4kV theo EN50090
Loại J-Y (St) Y 2x2x0.8: sử dụng trong môi trường khô hoặc ẩm. Test voltage là 2.5kV theo EN50090
4. Sensor có nghĩa là cảm biến, nhưng trong KNX, sensor có nghĩa là các thiết bị đầu vào (bao gồm cả cảm biến).
5. Nhà sản xuất thiết bị KNX (certified) được gọi là KNX Member, Trung tâm đào tạo KNX (certified) được gọi là KNX Training. Người đạt chứng chỉ Basic Course được gọi là KNX Partner.
6. Mọi KNX Member (nhà sản xuất) muốn sản xuất và bán thiết bị KNX ra thị trường, trước hết, họ cần gửi thiết bị đến KNX Test Lab (quản lý bởi KNX Association) để kiểm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn của KNX và của EU. Sau đó, nếu đạt yêu cầu, họ sẽ được cấp chứng nhận được phép đưa sản phẩm đó ra thị trường và được in logo KNX trên thiết bị.
7. Nhắc đến KNX, mọi người thường nghĩ đến hệ thống kết nối có dây. Nhưng KNX cũng có hệ thống không dây RF.
8. Trước đây, slogan của KNX là: Home and Building Automation. Mới đây, KNX đổi slogan mới: Smart home and buillding solutions. Global. Secure. Connected.
9. Hiện có 90.000 KNX Partner trên toàn thế giới. Số lượng KNX Partners đã được chứng nhận tại Việt Nam là 46 người.
10. KNX không phải là một hệ sinh thái khép kín, nó có thể giao tiếp với chuẩn khác (Modbus, BACnet, DALI, PLC, ...) thông qua Gateway phù hợp.