top of page
KNX Vietnam

Các hình thức truyền dẫn tín hiệu trong hệ thống KNX

KNX được biết đến như là hệ thống điều khiển thông minh với phương thức truyền dẫn tín hiệu thông qua dây dẫn. Thực tế, có 4 hình thức truyền dẫn tín hiệu trong hệ thống KNX, gồm: TP1, PL110, IP và RF.

Hệ thống KNX có thể truyền dẫn tín hiệu thông qua các loại đường truyền: TP1, PL110, IP hay RF.
Hệ thống KNX có thể truyền dẫn tín hiệu thông qua các loại đường truyền: TP1, PL110, IP hay RF.

Twisted Pair (TP1)

TP1 là dây cáp truyền tín hiệu KNX cực kỳ thông dụng và được khuyến cáo dùng trong mọi trường hợp lắp đặt hệ thống. Dây cáp TP1 đảm bảo độ tin cậy cao với khả năng chống nhiễu tốt. TP1 có dạng cáp đôi vặn xoắn, đường kính lõi dây = 0,8 mm với 5 vòng xoắn/m.

Mỗi một đoạn (segment) TP1 cần được cấp bởi một nguồn KNX (đã bao gồm choke)


Segment là một phân đoạn bao gồm các thiết bị KNX kết nối với nhau trong phân đoạn đó. Theo kiến trúc TP1-256, mỗi segment chứa tối đa 256 thiết bị.

Trong hệ thống KNX, một bộ nguồn có thể cấp nguồn cho nhiều segment với điều kiện đảm bảo nguồn cấp phải qua bộ lọc (choke) và công suất đáp ứng phù hợp. Bộ nguồn KNX có các mức giá trị phổ biến như sau: 160 mA, 320 mA, 640 mA, 960 mA, 1280 mA


Tốc độ bit tối đa: 9600 bits/s


Powerline (PL110)

PL110 sử dụng hệ thống dây điện hạ áp làm đường truyền tín hiệu KNX với ý tưởng chính là cung cấp giải pháp cho các dự án (cải tạo) nhà thông minh. Các thiết bị PL110 sẽ sử dụng cáp nguồn thông thường làm phương tiện truyền dẫn dữ liệu điều khiển.


Một thiết bị PL110 chỉ có thể giao tiếp với thiết bị PL110 khác nếu chúng thuộc cùng một domain PL110. PL110 domain là một tham số thiết bị có thể được thiết lập thông qua phần mềm ETS.


Tốc độ bit tối đa: 1200 bit/giây


KNX IP

Đường truyền KNX IP được sử dụng trong trường hợp cần xây dựng một trục truyền dẫn dữ liệu (backbone) giữa các tòa nhà, hoặc các khu vực (có thể cách xa nhau về vị trí địa lý). Bằng cách này, các mạng LAN cũng như Internet có thể được sử dụng để định tuyến dữ liệu điều khiển KNX.


Về lý thuyết, hệ thống KNX có thể tồn tại với 100% các thiết bị KNX IP, nhưng điều này không thực tế và không hiệu quả, do đó người ta thường kết hợp giữa hệ thống KNX TP1 với KNX IP.


Mặt khác, KNX IP còn được sử dụng khi cần kết nối hệ thống KNX với các thiết bị di động như: mobile phone hay tablet ...


Radio Frequency (RF)

KNX RF được sử dụng khi không thể hoặc không có điều kiện sử dụng đường truyền dữ liệu (như TP1, PL110) trong hệ thống KNX. RF là hình thức truyền dẫn không dây (thu-phát sóng) giữa các thiết bị KNX và cho phép mở rộng hệ thống đến những nơi không thể lắp đặt đường truyền TP1.


Vì không có hệ thống dây cáp truyền tín hiệu nên việc cài đặt các thiết bị RF rõ ràng là khá dễ dàng, đặc biệt đối với các nút ấn. Về lý thuyết, có thể lắp đặt một hệ thống KNX hoàn toàn bằng RF nhưng điều này là không thực tế và không hiệu quả. KNX chỉ khuyến cáo sử dụng RF như là một hệ thống mở rộng của TP1.


Tín hiệu KNX RF được truyền ở dải tần 868 MHzvới công suất bức xạ tối đa là 25 mW và tốc độ bit là 16,384 kBit/giây.


Source: www.knx.org

280 lượt xem1 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

1 opmerking


Onbekend lid
07 jul 2023

😜

Like
KNX Training Centre Vietnam logo
bottom of page